A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Eximbank đề xuất cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tham gia dự án cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc

Vào đầu tháng 3, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) đã có văn bản gửi đến UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cam kết bố trí nguồn vốn tham gia dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc.

Theo văn bản, EIB cam kết sẽ bố trí nguồn vốn tín dụng đối với doanh nghiệp  tham gia dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đến ngày 08/03, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi để Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh, theo đó UBND tỉnh giao Ban Quản lý nghiên cứu đề xuất của EIB để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 24/03 về phương án tài chính trong quá trình lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Được biết, dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đã được UBND tỉnh Lâm Đồng trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2022 vừa qua và đã phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 10/11/2022.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 

Tuyến đường sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 80km/h, 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục. Thời gian chuẩn bị thực hiện dự án từ năm 2021 và kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2026.

Theo phê duyệt của Chính phủ, tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 455 ha (trong đó tỉnh Đồng Nai khoảng 81 ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374 ha). Sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh với nền đường rộng 22 m. Thủ tướng Chính phủ cũng đã duyệt và thống nhất với ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 660/TTg-NN ngày 22/07/2022 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng diện tích 186.21 ha (rừng tự nhiên 126.37 ha, rừng trồng 59.85 ha); trong đó tỉnh Lâm Đồng là 144.78 ha (rừng tự nhiên 123.29 ha, rừng trồng 21.49 ha), tỉnh Đồng Nai là 41.43 ha (rừng tự nhiên 3.08 ha, rừng trồng 38.36 ha).

Tổng mức đầu tư sơ bộ (giai đoạn phân kỳ) của dự án là 17,200 tỷ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia dự án là 6,500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 2,000 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4,500 tỷ đồng. Phần vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư khoảng 1,605 tỷ đồng và khoảng 9,095 tỷ đồng từ các nguồn huy động hợp pháp khác.

Tuy nhiên, dự án hiện đang gặp phải một số vướng mắc, làm chậm trễ việc triển khai. Cụ thể, theo văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 09/02/2022 về tình hình thực hiện dự án, chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt ngày 10/11/2022 có quy định “Dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính của dự án. Phân doanh thu tăng sẽ được tính toán ở bước tiếp theo theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật PPP và được cụ thể của Hợp đồng dự án”. Điều này đã gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư quan tâm; bên cạnh đó các nhà đầu tư sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn và vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện dự án.

Ngoài ra, do phải điều chỉnh cục bộ một số vị trí các công trình để giảm độ dốc dọc và đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn của đường cao tốc, diện tích rừng đã 35.65 ha (giảm 29 ha rừng tự nhiên và 6.65 ha rừng trồng) so với phê duyệt. Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án vẫn phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, tuy nhiên việc này sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật