A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tháo gỡ về thể chế để phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số

Hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực (NNL) là người đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã tương đối đầy đủ, điều chỉnh khá toàn diện các nội dung cơ bản, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tháo gỡ về thể chế để phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số

Chất lượng các văn bản pháp luật quy định về NNL là người DTTS ngày càng được nâng cao, từng bước bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, tạo khuôn khổ pháp lý cho những bước phát triển NNL của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Có thể nói, chính sách phát triển nói trên đã góp phần quan trọng trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; tạo sự đồng thuận của các ngành, các cấp và đồng bào DTTS đối với công tác dân tộc; tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực của các DTTS; giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống chính sách, pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, do nhiều chủ thể ban hành, chủ yếu là văn bản dưới luật; còn có sự chồng lấn về đối tượng, địa bàn, phạm vi thực hiện chính sách; một số văn bản pháp luật có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn, không bảo đảm tính khả thi; một số chính sách chưa được pháp luật cụ thể. Như trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chính sách hỗ trợ, chế độ đãi ngộ đối với NNL là người DTTS, đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS…

Chính sách liên quan đến phát triển NNL là người DTTS hiện đang này nằm rải rác ở nhiều văn bản, chưa thể hiện rõ tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, tính ổn định, tính dự báo chưa cao và tính khả thi của một số chính sách dân tộc còn thấp. Các luật chuyên ngành có một số quy định liên quan đến người DTTS, vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng chủ yếu quy định chung chung, mang tính định hướng, mà chưa có các chính sách ưu đãi hoặc đặc thù cụ thể đối với NNL là người DTTS và vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mặc dù chính sách liên quan đến phát triển NNL là người DTTS đã được ban hành nhiều, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả NNL là người DTTS nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, việc thực hiện một số chính sách còn dàn trải, tính kết nối, liên thông giữa các chính sách còn chưa thực sự đồng bộ, thông suốt. Nhiều chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, có chính sách không còn phù hợp hoặc một số chính sách chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chẳng hạn như chất lượng giáo dục, y tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi còn thấp ảnh hưởng đến chất lượng NNL...

Có thể thấy, chính sách, pháp luật về nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả NNL là người DTTS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thời gian qua đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho việc nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả NNL này, cả trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp. Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, phải tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phát triển NNL là người DTTS.

Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả NNL là người DTTS, nhất là trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Đặc biệt, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này cần hoàn thiện; bổ sung chính sách, quy định, cơ chế đặc thủ riêng trong tuyển dụng công chức, viên chức là người DTTS; sớm nghiên cứu xây dựng Thông tư hướng dẫn về tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS làm việc tại các cơ quan hành chính ở các Bộ, ngành trung ương, UBND các cấp.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành, kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, trọng tâm là các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. Tăng cường ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chú trọng chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người, nhất là các chính sách bảo đảm nâng cao chất lượng NNL và sử dụng hiệu quả NNL.

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật