A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng quy trình bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức

Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Thông tư Ban hành Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức Hệ thống Thi hành án dân sự.

Quy trình này quy định cụ thể thành phần tham dự, các bước trong quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Hệ thống Thi hành án dân sự; nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức, viên chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS).

Việc bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, Vục, Phòng thuộc Cục, Chi cục theo hình thức thi tuyển được thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước, Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ (đối với việc lấy ý kiến của cấp ủy có thẩm quyền (hiệp y) và biểu quyết, ra quyết định cho từ chức, miễn nhiệm được thực hiện tương tự quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự tại chỗ theo quy định tại Quy chế này).

Theo dự thảo, nội dung đánh giá công chức, viên chức khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Nhận thức, tư tưởng chính trị; Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình; Tinh thần đoàn kết; mối quan hệ trong công tác; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân; khả năng quy tụ quần chúng)

Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (trong 03 năm liên tiếp tính đến thời điểm đề xuất bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái; trong thời gian giữ chức vụ đối với trường hợp bổ nhiệm lại): Khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian; tinh thần trách nhiệm trong công tác và mức độ phù hợp với vị trí dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, gồm: Chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kiến thức thực tiễn.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo được thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tư pháp, khung năng lực vị trí công tác của từng đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 
 

Tác giả: PV Nội chính
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật