A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao nhiều tập đoàn phương Tây không nỡ ''chia tay'' Nga?

Theo Financial Times, nhiều tập đoàn phương Tây đang tiếp tục ở lại Nga mặc dù trước đó đã quyết định rời đi, do chính sách thuế và tiêu dùng phục hồi.

Theo số liệu mới nhất từ Học viện Kinh tế Kyiv, có hơn 2.100 công ty đa quốc gia tiếp tục kinh doanh tại Công hòa Liên bang Nga kể từ năm 2022, so với khoảng 1.600 công ty đã rời bỏ thị trường hoặc thu hẹp quy mô hoạt động tại nước này.

Kết quả này là đáng ngạc nhiên, khi nhiều tập đoàn trước đó đã cam kết sẽ ra khỏi Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022. Sau chiến dịch, nhiều nước phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt vào Nga, với hy vọng sẽ “bóp nghẹt” nền kinh tế và kho bạc của quốc gia này.

Vì sao nhiều tập đoàn phương Tây không nỡ ''chia tay'' Nga?
Pepsico là một trong những doanh nghiệp tiếp tục hoạt động tại Nga. Nguồn ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, Moscow đã “trả đũa” bằng cách áp dụng mức “thuế xuất cảnh” tối thiểu 15% đối với các tập đoàn đến từ các quốc gia phương Tây, và mức chiết khấu bắt buộc 50% đối với tài sản của họ. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp phương Tây cũng đang ngày càng khó tìm được người mua mà không những phù hợp với tiêu chí của họ và của Moscow, mà còn không chịu bị ảnh hưởng tiêu cực từ các cấm vận.

Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times, một giám đốc điều hành làm việc với các công ty phương Tây ở Nga cho biết: “Nhiều công ty châu Âu thực sự đang ở tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Họ nói họ sẽ rời đi, nhưng lại phải chọn lựa giữa những bên mua mà họ không thể chấp nhận được.”

Được biết, nhà sản xuất khí công nghiệp từ Pháp - Air Liquide là một trong hàng trăm doanh nghiệp phương Tây tiếp tục hoạt động tại Nga, dù đã cam kết rời đi. Vào tháng 9 năm 2022, doanh nghiệp này cho biết họ đã ký một biên bản ghi nhớ để bán các doanh nghiệp ở Nga cho một nhóm các nhà quản lý địa phương. Tuy nhiên, thương vụ này chưa bao giờ nhận được sự chấp thuận của chính phủ Nga, khiến tương lai các doanh nghiệp này đang rơi vào tình trạng vô định.

Giống như Air Liquide, tập đoàn tiêu dùng Anh - Reckitt cũng từng thông báo rằng họ đã bắt đầu quá trình chuyển quyền sở hữu kinh doanh ở Nga, nhưng giám đốc điều hành mới - ông Kris Licht đã đổi ý. Giải thích lý do với tờ Financial Times, ông Kris Licht nói: “Chúng tôi đang tiếp tục xem xét các lựa chọn nhưng chúng đã trở nên phức tạp hơn”.

Thậm chí, một số tập đoàn phương Tây cho biết họ đã không còn cảm thấy áp lực khi phải từ bỏ hoạt động kinh doanh ở Nga. Tiêu biểu là tập đoàn mỹ phẩm đa quốc gia Avon, khi đại diện tập đoàn này cho biết họ quyết định sẽ không nhượng lại cơ sở sản xuất của mình, mặc dù đã nhận được nhiều lời đề nghị.

Thực tế, nhiều tập đoàn phương Tây vẫn chọn ở lại Nga vì thị trường này vẫn có nhiều tiềm năng. Bà Alexandra Prokopenko, thành viên Viện nghiên cứu Carnegie Russia Eurasia (Đức), cho rằng mức lương tăng và tình hình kinh tế khả quan hơn dự kiến tại Nga ​​đã thúc đẩy sự "bùng nổ" chi tiêu của người dân nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Cụ thể, Tập đoàn PepsiCo thừa nhận đang vận hành một cơ sở sản xuất sữa tại Nga với hơn 60.000 người lao động, mặc dù đã thông báo sẽ đình chỉ sản xuất đồ uống trước đó. Đối thủ của PepsiCo - Tập đoàn Coca-Cola cũng đã ngừng kinh doanh tại Nga, nhưng lại nắm giữ một lượng lớn cổ phần Công ty Coca-Cola Hellenic - một gã “khổng lồ” trong ngành đồ uống có chai trong khu vực. Kể từ năm 2022, đồ uống của công ty này đã liên tục bán chạy trên khắp nước Nga.

Theo tờ Financial Times, quyết định vừa qua của nhiều tập đoàn phương Tây đã phản ánh sự thay đổi trong tâm lý người đứng đầu doanh nghiệp. Chia sẻ với tờ báo, một giám đốc điều hành tại Nga nói: “Làn sóng đầu tư hiện tại lại thiên về thực tế nhiều hơn. Nhiều công ty đang tự hỏi: “Ta có thực sự phải rời đi không? Ta muốn rời đi không?”. Một số tập đoàn lớn đã xây dựng đến 4, 5 nhà máy tại Nga trong vòng hơn 30 năm. Họ sẽ không bán chúng với mức giá giảm đến 90%.”

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Unilever là một ví dụ. Chia sẻ với Financial Times, ông Nelson Peltz - thành viên hội đồng quản trị tập đoàn này nói rằng ông đã thúc ép các công ty con của mình không được rời đi. Ông Nelson Peltz lý giải: “Nếu chúng tôi rút khỏi Nga, họ sẽ lấy đi thương hiệu của chúng tôi. Tôi không nghĩ đó là một giao dịch tốt. Thực tế, các đối thủ của chúng tôi là P&G và Colgate-Palmolive vẫn chưa rời khỏi Nga, vậy tại sao chúng tôi phải làm vậy?”

 

 

Tác giả: Phú Quý (theo Financial Times)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan