A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cận cảnh những tuyến đường đắt nhất Hà Nội

Hà Nội - Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng nhiều tuyến đường lớn với mức đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Cận cảnh những tuyến đường đắt nhất Hà Nội

Cận cảnh tuyến đường Trường Chinh được đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng để mở rộng. Ảnh: Nhật Minh

Nằm trong hệ thống vành đai 1 của Thủ đô là đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) với tổng mức đầu tư 1.139 tỉ đồng. Tuyến đường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7.2016.

Tuyến đường này có chiều dài 570m, kéo dài từ nút giao Lò Đúc - Trần Khát Chân - Kim Ngưu tới đê Nguyễn Khoái. Tuyến đường có chiều rộng 50m, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Đây là tuyến đường có tổng mức đầu tư đắt nhất tại Hà Nội thời điểm mới khánh thành.

Hiện trạng nút giao phố Lò Đúc và đường Trần Khát Chân. Ảnh: Nhật Minh

Hiện trạng nút giao phố Lò Đúc và đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Tuyến đường Trần Khát Chân

Tuyến đường Trần Khát Chân có tổng mức đầu tư lên tới 1.139 tỉ đồng. Ảnh: Nhật Minh

Năm 2008, đoạn đường Kim Liên - Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) dài 550m chính thức được thông xe. Tuyến đường nằm trong hệ thống vành đai 1 có tổng mức đầu tư 773 tỉ đồng.

Đoạn đường Kim Liên - Xã Đàn có chiều rộng 45m, mỗi bên đường được phân 4 làn xe chạy để các phương tiện lưu thông thuận tiện.

Khi đó, tuyến đường được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh”. Hiện nay, tuyến phố xuất hiện nhiều cửa hàng thời trang, ăn uống.

Hiện trạng tuyến đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) sau nhiều năm đi vào hoạt động. Ảnh: Nhật Minh

Hiện trạng tuyến đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) sau nhiều năm đi vào hoạt động. Ảnh: Nhật Minh

Nút giao giữa tuyến đường Xã Đàn và Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Nút giao giữa tuyến đường Xã Đàn và Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Tới năm 2013, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) tại khu vực lân cận cũng chính thức đi vào hoạt động. Tuyến đường có chiều dài hơn 500m, tổng mức đầu tư lên tới 800 tỉ đồng.

Lượng phương tiện lớn lưu thông qua tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Lượng phương tiện lớn lưu thông qua tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) có tổng mức đầu tư 969 tỉ đồng, trong đó hơn 680 tỉ đồng dành cho việc giải phóng mặt bằng và hơn 79 tỉ đồng để xây lắp.

Đường Nguyễn Văn Huyên chính thức hoàn thiện năm 2015, kết nối với nhiều tuyến đường như Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn và Cầu Giấy.

Điểm cuối đường Nguyễn Văn Huyên giao với đường Cầu Giấy. Ảnh: Nhật Minh

Điểm cuối đường Nguyễn Văn Huyên giao với đường Cầu Giấy. Ảnh: Nhật Minh

Năm 2020, cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên được thông xe. Cầu vượt có chiều dài 278m, chiều rộng 16m, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc tại khu vực.

Đi vào khởi công mở rộng từ năm 2013, tuyến đường Trường Chinh có tổng mức đầu tư 2.560 tỉ đồng (khoảng 1.5 tỉ đồng/m).

Hà Nội đã thu hồi 116.000 m2 đất của 618 hộ dân và 34 cơ quan thuộc quận Thanh Xuân, Đống Đa để phục vụ việc thi công tuyến đường. Tuyến đường luôn có lượng phương tiện lưu thông lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Tuyến đường Trường Chinh có tổng mức đầu tư hơn 2000 tỉ đồng. Ảnh: Nhật Minh

Hình ảnh tuyến đường Trường Chinh sau nhiều năm đi vào hoạt động. Ảnh: Nhật Minh

Tuyến đường Trường Chinh luôn tiếp nhận lượng lớn phương tiện cả ôtô và xe máy. Ảnh: Nhật Minh

Tuyến đường Trường Chinh luôn tiếp nhận lượng lớn phương tiện cả ôtô và xe máy. Ảnh: Nhật Minh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan