A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường hợp trẻ qua tuổi dậy thì có thể phát triển chiều cao nữa không?

Phát triển chiều cao của trẻ dựa vào nhiều yếu tố. Nhiều gia đình khi thấy trẻ chậm phát triển chiều cao đã sử dụng các loại thuốc để “ép tăng chiều cao”, điều này được bác sĩ khuyến cáo cần hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, “cưỡng ép" trẻ dùng thuốc không hiệu quả.

Trường hợp trẻ qua tuổi dậy thì có thể phát triển chiều cao nữa không?

Phát triển chiều cao của trẻ dựa vào nhiều yếu tố. Ảnh ghép minh hoạ: HƯƠNG SƠN

BS.CKI - Bùi Thị Yến Nhi, Phòng khám Nhi khoa Y học cổ truyển (YHCT), Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (cơ sở 3) cho biết, chiều cao của một người khi trưởng thành phụ thuộc vào gen mà họ thừa hưởng từ cha mẹ cũng như sức khỏe và dinh dưỡng nói chung trong những năm tháng phát triển của trẻ.

Hormone tăng trưởng ở người, còn được gọi là GH và somatotropin, là hormone tự nhiên mà tuyến yên của mỗi người tạo ra và giải phóng, có tác dụng lên nhiều bộ phận của cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Nổi bật hơn cả, hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy tăng trưởng đối với sụn và xương, đặc biệt là trong những năm tuổi vị thành niên trong giai đoạn dậy thì. Các tế bào sụn, HGH (Human Growth Hormone - Hormone tăng trưởng của con người) để tăng quá trình sao chép và do đó cho phép tăng trưởng về kích thước.

Khi các đĩa tăng trưởng trong đầu xương (epiphyses) của trẻ đã hợp nhất, GH không còn tăng chiều cao nữa. Thay vào đó, GH giúp duy trì cấu trúc cơ thể bình thường trong suốt quãng đời còn lại của bạn.

Như vậy, khi các đĩa tăng trưởng xảy ra vào cuối thời kỳ dậy thì, GH không ảnh hưởng đến sự phát triển theo chiều dọc ở trẻ em, không thể giúp trẻ cao hơn. Chiều cao phát triển chậm lại và dừng lại khi trẻ đã trải qua hết tuổi dậy thì và đạt đến giai đoạn phát triển của người trưởng thành.

Khi cơ thể đã ngừng phát triển, đĩa tăng trưởng đã hợp nhất thì không có một phương pháp điều trị y khoa nào bằng việc dùng thuốc hay bất kể thực phẩm bổ sung nào dán nhãn hứa hẹn về chiều cao có thể làm tăng trưởng chiều cao.

Khuyến cáo của bác sĩ đến các gia đình nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, “cưỡng ép" trẻ dùng thuốc không hiệu quả.

Mỗi người đều tăng trưởng với tốc độ khác nhau. Toàn bộ bộ xương không ngừng phát triển cùng một lúc, tay và chân dừng lại trước, sau cùng là cột sống. Điều này có nghĩa là sự phát triển không dừng lại ở một độ tuổi cụ thể, nhưng những trẻ "phát triển sớm" sẽ ngừng phát triển trước những trẻ phát triển muộn. Sau khi các đĩa tăng trưởng hợp nhất, chiều cao sẽ không còn tăng nữa và tất cả chúng ta đều dần dần thấp đi khi ta già đi.

“Để giúp trẻ phát triển được chiều cao tối ưu thay vì “cưỡng ép” bé uống các loại thuốc không hiệu quả thì quý phụ huynh nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng (cắt giảm lượng đường, đồ ăn “fastfood”, tăng cường rau xanh, đạm, sữa, ngũ cốc và các thực phẩm giàu canxi và vitamin D), ngủ đủ theo thời gian khuyến nghị, tập thể dục thường xuyên và đều đặn, rèn tư thế hoặc cải thiện tư thế xấu (khom lưng, gù lưng, cổ rùa,...), không tạo căng thẳng mãn tính kéo dài lên trẻ, điều trị các bệnh lý mãn tính về đường tiêu hóa, tim, thận, phổi (nếu có)... để tối ưu hóa tăng trưởng của trẻ trước khi đĩa tăng trưởng hợp nhất”, bác sĩ Yến Nhi nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan