A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mỹ loay hoay khôi phục sức mạnh hải quân

Mỹ dự kiến áp dụng nhiều phương thức nhằm cải tiến ngành công nghiệp hàng hải được cho là lạc hậu khiến sức mạnh hải quân bị ảnh hưởng.

Mỹ loay hoay khôi phục sức mạnh hải quân

Tàu khu trục USS William P. Lawrence đang bảo trì. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trang tin quân sự The War Zone cho biết, một nhóm các nhà lập pháp từ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã đề xuất Đạo luật Cơ sở hạ tầng đóng tàu và cảng biển vì sự thịnh vượng và an ninh (SHIPS) cho nước Mỹ.

Đạo luật này hứa hẹn có thể khôi phục ngành công nghiệp hàng hải quân sự và dân sự của Mỹ, vốn đã tương đối lạc hậu so với nhiều nước phát triển trên thế giới. Theo phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Kelly, đạo luật này dự kiến sẽ được phê duyệt với khoản ngân sách 18,1 tỉ USD trong vòng 10 năm và nguồn quỹ sẽ đến từ nhiều khoản thuế khác nhau.

Ông Sal Mercogliano, cựu thuyền viên của Bộ Tư lệnh Vận tải quân sự hàng hải (MSC) đồng thời là phó giáo sư lịch sử tại Đại học Campbell cho biết, đây là lần cải cách hàng hải có tính chất trọng yếu nhất trong vòng 50 năm. Lần cuối cùng Mỹ thực hiện một cuộc đầu tư nghiêm túc vào ngành hàng hải là vào năm 1970, khi áp dụng Đạo luật Hàng hải Thương mại.

Dự luật sẽ thúc đẩy chiến lược kết hợp giữa đóng tàu dân dụng và quân sự, cho phép các doanh nghiệp yêu cầu Hải quân hay Lực lượng Tuần duyên Mỹ áp dụng công nghệ của họ trong việc thiết kế, sửa chữa hay đóng tàu.

Công ty tư vấn McKinsey and Co. chỉ ra rằng việc này sẽ giúp phát triển sản lượng nhanh chóng, tận dụng được nguồn nhân lực ngoài có tay nghề cao trong bối cảnh đội tàu Hải quân Mỹ ngày càng trở nên “già cỗi” trong khi nhu cầu về số lượng tàu lại tăng.

Dự luật cũng bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng của các nhà máy đóng tàu, cơ sở công nghiệp đóng tàu quốc phòng và hạ tầng cảng biển. Bên cạnh đó, các công ty đóng tàu nhỏ sẽ được cấp 100 triệu USD mỗi năm (từ 2025 đến 2034) và thành lập quỹ vay hỗ trợ tái đăng ký tàu hay chuyển đổi từ tàu dân dụng thành quân sự.

Thủy thủ đang nạp đạn cho hệ thống tên lửa trên tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ

Thủy thủ đang nạp đạn cho hệ thống tên lửa trên tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ

Đặc biệt, dự luật yêu cầu phát triển chiến lược cho khả năng “tái vũ trang trên biển” của hải quân, một khả năng quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Việc này giúp Hải quân Mỹ duy trì khả năng chiến đấu liên tục mà không phải phụ thuộc vào các cơ sở sửa chữa ngoài khơi.

Cũng theo The War Zone, các nhà máy có thể hỗ trợ bảo trì tàu quân sự chủ lực của Mỹ hầu hết đều đã cũ và số lượng hạn chế, gây chậm trễ nghiêm trọng trong việc bảo trì và làm suy giảm đáng kể sức mạnh chiến đấu của lực lượng hải quân.

Chính vì vậy, SHIPS cũng đưa ra hàng loạt ưu đãi tài chính, trong đó có giảm 25% thuế đối với bất kỳ khoản đầu tư nào dành cho việc đóng tàu quân sự và dân sự nhằm mở rộng cơ sở ngành công nghiệp này của Mỹ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật