A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đầu tư 60 tỉ đồng tu bổ đình trăm tuổi ở huyện giáp Hà Nội

Hòa Bình - Ngôi đình trăm năm tuổi ở huyện giáp Hà Nội đã được đầu tư gần 60 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo.

Đầu tư 60 tỉ đồng tu bổ đình trăm tuổi ở huyện giáp Hà Nội

Diện mạo mới khu di tích lịch sử đình Cời khi được đầu tư 60 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo. Ảnh: Đặng Tình

Ngôi đình lưu giữ 8 sắc phong

Đình Cời thuộc xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, Hòa Bình được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Theo tài liệu lịch sử để lại, hiện có 8 bản sắc phong cổ về đình Cời đang được lưu giữ đều là các sắc phong của triều Nguyễn. Sắc sớm nhất là sắc niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (năm 1909), sắc muộn nhất là sắc niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (năm 1924).

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ngôi đình bị tàn phá nặng nề; nhiều hạng mục kiến trúc, đồ tế tự, hiện vật liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng tại đình bị mai một.

Hiện nay, đình Cời thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh và Đức Chúa Bà cai quản rừng núi, hay còn gọi là Bà Chúa Thượng ngàn. Đồng thời là điểm đến tâm linh để nhân dân thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người có công lập bản, lập Mường, bảo vệ nhân dân khỏi thiên tai, địch họa và hướng dẫn con người lao động sản xuất.

Năm 2013, đình được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Cời, mới đây, huyện Lương Sơn đã đầu tư 60 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích đình Cời với tổng mức đầu tư gần từ nguồn ngân sách và nguồn xã hội hoá. Trong đó, ngân sách gần 15 tỉ đồng; xã hội hoá 44,8 tỉ đồng.

Toàn cảnh dự án tu bổ, tôn tạo đình Cời. Ảnh: Đặng Tình

Toàn cảnh dự án tu bổ, tôn tạo đình Cời. Ảnh: Đặng Tình

Theo tìm hiểu của PV, đình Cời được tu bổ, tôn tạo trên diện tích rên diện tích hơn 10.200m2 (diện tích đất cũ 5.100 m2, diện tích mở rộng xung quanh là hơn 5.000m2) được xây dựng theo lối kiến trúc "nội công ngoại quốc”.

Các các hạng mục gồm: Nghi môn ngoại (kiểu tứ trụ), nghi môn nội (kiểu tam quan); tả vu; hữu vu, phương đình, đại bái + hậu cung và tiểu phương đình. Kết cấu chính là gỗ và đá.

Những ngày giữa tháng 8, có mặt tại đình Cời, theo ghi nhận của PV, ngôi đình toạ lạc tại khu đất rộng 10.000 mét vuông, các thị trấn Lương Sơn khoảng 2km.

Theo quan sát, nhiều hạng mục của đình cời đã được xây dựng. Chính giữa khuôn viên là nhà Đại đình và hậu cung được xây dựng mới với kiến trúc gỗ truyền thống cơ bản đã thi công xong. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục khác cũng đang dần hình thành tạo nên không gian cổ kính của ngôi đình.

Nhiều hạng mục đã hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Sơn

Nhiều hạng mục đã hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Sơn

Người dân phấn khởi khi đình được tôn tạo

Ông Nguyễn Phùng Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Vinh - cho biết: “Đình Cời có từ rất sớm, khoảng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thuộc vùng Mường Cời - một trong những làng cổ, trung tâm văn hoá Mường của huyện Lương Sơn”.

Theo ông Chiến, khi ngôi đình được tu bổ, tôn tạo, người dân và chính quyền rất vui mừng, phấn khởi. Mong đình Cời sớm được hoàn thành để thuận tiện cho bà con dâng hương, sinh hoạt và tổ chức lễ hội, bảo tổn các giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương.

Còn theo ông Đinh Công Thảo (SN 1976, gia đình đang lưu giữ 8 sắc phong và hàng năm được rước các ra đình vào mỗi dịp lễ hội), đình Cời được đầu tư tu bổ, tôn tạo, không chỉ bản thân ông, dòng họ mà nhân dân ai cũng vui mừng phấn khởi.

Đồng thời, mong chờ công trình sớm được hoàn thành để tất cả mọi người có nơi dâng hương cầu nguyện, sinh hoạt văn hoá và quảng bá hình ảnh nét đẹp của xứ Mường.

Bên trong

Những cột bên tròng nhà Đại đình. Ảnh: Nguyễn Sơn.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Việt, Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Lương Sơn thông tin, đình Cời được khởi công vào đầu năm 2023 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

“Khi dự án được triển khai, nhân dân địa phương rất hồ hởi, phấn khởi. Bà con xung quanh thường xuyên ghé thăm, trò chuyện, hỏi han các bác thợ thi công đình. Nhiều người còn mang những con cá, mớ rau, quả trứng đến cho, biếu, động viên đội ngũ làm việc ở đây” - ông Việt cho biết thêm.

Theo ông Việt, quá trình xây dựng đình Cời vẫn đang bị vướng 1 hộ dân (khoảng 500m2) chưa nhận đền bù giải phóng mặt bằng dù cho đã được chính quyền địa vận động, tuyên truyền. Trong thời gian tới, nếu hộ dân không phối hợp thì địa phương phải thực hiện quy trình cưỡng chế theo quy định.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan