A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học sinh Tây Hồ hào hứng với chuỗi hoạt động giáo dục di sản ở đền Đồng Cổ

Sáng 15/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ tổ chức chuyên đề giáo dục di sản, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh nhân dịp Lễ hội truyền thống Kỷ niệm 995 đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo UBND quận Tây Hồ, hiệu trưởng, tổng phụ trách các trường học và học sinh khối 5, trường Tiểu học Đông Thái. Đây là hoạt động ngoại khóa đầu tiên được quận Tây Hồ chọn làm điểm trong chuỗi hoạt động sắp tới để phát huy giá trị di sản văn hóa đền Đồng Cổ.

Mở đầu chương trình, các đại biểu, thầy cô và các học sinh cùng làm lễ dâng hương để tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công lao của vị Sơn thần Đồng Cổ.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Ban Quản lý di tích đền Đồng Cổ đọc sớ dâng hương.
Đồng chí Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cùng các vị đại biểu, thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Đông Thái thành kính dâng hương.

Sau lễ dâng hương, ông Phạm Hoàng Mưu - Trưởng Tiểu ban di tích Đông Xã giới thiệu về lịch sử đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu. Ông Mưu cũng giải đáp thắc mắc của các bạn nhỏ về nghi lễ Lễ hội đền Đồng Cổ, ý nghĩa lịch sử to lớn của đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu.

ông Phạm Hoàng Mưu - Trưởng Tiểu ban di tích Đông Xã giới thiệu về lịch sử đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu.
ông Phạm Hoàng Mưu - Trưởng Tiểu ban di tích Đông Xã giới thiệu về lịch sử đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu.

Theo lời của ông Mưu, khi vua Lý Thái Tông lên ngôi, lễ mừng đăng quang của vua diễn ra cả ở điện thiên an, nơi hoàng đế thiết triều và cả ở đền Đồng Cổ, nơi thờ vị thần đã nhiều lần hiển linh giúp vua dẹp tan cả giặc ngoại xâm và giặc nội xâm.

Đây là một ngôi đền rất linh thiêng, được sắc phong là “Đồng Cổ linh từ”. Ngôi đền mang nét kiến trúc đẹp của kinh thành Thăng Long xưa, là một trong 8 cảnh đẹp quanh Hồ Tây được nhắc tới trong “Thăng Long bát cảnh”.

Học sinh tham quan di tích Đền Đồng Cổ
Học sinh tham quan di tích đền Đồng Cổ

Hằng năm, nước ta có hàng nghìn lễ hội, nhưng chỉ có tại đền Đồng Cổ có Hội thề Trung Hiếu. Dù đã trải qua quá trình đô thị hóa nhưng những huyền tích về ngôi đền Đồng Cổ, về Hội thề Trung hiếu đến nay vẫn luôn trường tồn với thời gian. Đó thật là một niềm tự hào của mỗi người dân quận Tây Hồ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Học sinh vẽ tranh tại di tích Đền Đồng Cổ
Học sinh vẽ tranh tại di tích đền Đồng Cổ

“Lời thề Trung hiếu” mang ý nghĩa thiêng liêng về tâm linh, đạo đức và pháp luật. Lời thề chính là đạo lí ngàn đời của người dân Việt Nam đấy các con ạ! Lời thề mang ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc một truyền thống tốt đẹp, đó là yếu tố tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. “Lời thề trung hiếu” là bài học đạo đức mà ông cha đã để lại cho con cháu muôn đời sau.

Học sinh tham gia phần trải nghiệm Rung chuông vàng
Học sinh tham gia phần trải nghiệm Rung chuông vàng

Trong nội dung chương trình, các học sinh đã tham gia hoạt động trải nghiệm tại đền: “Rung chuông vàng”; Vẽ tranh, viết cảm xúc về đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu; Thưởng thức màn trống hội của các ông bà trong đội trống Ban Di tích và học sinh trường Tiểu học Đồng Thái.

Màn trống hội hào hùng của thành viên Ban Quản lý di tích và học sinh Tây Hồ
Màn trống hội hào hùng của thành viên Ban Quản lý di tích và học sinh Tây Hồ

Qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh hiểu được lịch sử đền Đồng Cổ và nét văn hóa đặc sắc có ý nghĩa to lớn của Hội thề Trung hiếu - một di sản văn hóa đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật