A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội: Nhiều hộ kinh doanh chiếm ghế đá công cộng, vỉa hè hồ Tây được trải ghế như bãi biển để kinh doanh

Vỉa hè, ghế công cộng... biến thành nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện gây cản trở, mất an toàn giao thông… là thực trạng đang diễn ra tại một số tuyến phố quanh hồ Tây.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào những ngày này, dọc con phố từ Nhật Chiêu (phường Nhật Tân, Hà Nội) đến phố đi bộ Trịnh Công Sơn nhiều hộ kinh doanh chiếm ghế công cộng, chiếm vỉa hè ở hồ Tây làm nơi kinh doanh, bán hàng.

Theo quan sát, vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày, đặc biệt là khoảng thời gian từ cuối giờ chiều đến đêm khuya, không khó để bắt gặp những hành vi vi phạm trật tự đô thị.

Các hàng ghế, ô khổng lồ được bày dài dọc con đường ở hồ Tây giống như ở bãi biển.

Các hàng ghế, ô khổng lồ được bày dài dọc con đường ở hồ Tây giống như ở bãi biển.

Việc làm này khiến cung đường quanh khu vực Hồ Tây trở thành nơi kinh doanh gây cản trở, mất ATGT, mỹ quan đô thị

Việc làm này khiến cung đường quanh khu vực Hồ Tây trở thành nơi kinh doanh gây cản trở, mất ATGT, mỹ quan đô thị.

Những người đi bộ cũng vô tình bị đẩy xuống lòng đường.

Khu vực 1 số hộ kinh doanh chiếm ghế đá công cộng làm nơi kinh doanh.

Tất nhiên, để ngồi được ghế công cộng hóng mát, người dân đều phải mua hàng hoặc chấp nhận uống nước trả tiền. Trong vai một người dân đi dạo quanh hồ, chúng tôi đến khu vực ghế đá công cộng được người dân sử dụng làm nơi kinh doanh ngồi hóng mát, lập tức có người ra hỏi uống nước gì. Nếu không uống, người dân đều phải đi ra chỗ khác vì chủ quán khẳng định, ghế đá khu vực này là do họ mua, đặt ở ven hồ bán nước cho ai có nhu cầu.

Chủ quán nước tại số 87 Nhật Chiêu còn khẳng định, gắn bê tông vào chân ghế đá để "khỏi bị công an bê lên phường". Những chiếc bàn nhựa khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở sẽ "chạy", khách ngồi ở ghế đá uống nước sẽ không bị nhắc nhở.

Ngoài việc chấp nhận trả tiền khi ngồi ghế đá công cộng, người dân còn phải chịu giá đồ uống tăng khá cao ở quán nước này. Cụ thể, 1 quả dừa có giá 35.000 đồng, 1 cốc nước mía có giá 15.000 đồng. Giải thích về sự tăng nhẹ này, chủ quán cho hay, do tiền thuê mặt bằng đắt, dừa là loại đặc biệt nên tăng giá mới có lãi

Tình trạng trên đã diễn ra từ lâu, người dân đã phản ánh nhiều lần, các lực lượng chức năng cũng đã biết nhưng dường như bất lực với tình trạng này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan