A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.

Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê nằm trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với sự tham gia của 53 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Nghệ nhân đang say sưa chế tác

Thông qua hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê tạo không khí vui tươi, góp phần vào thành công của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Đồng thời tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về chế tác sản phẩm mỹ nghệ đa dạng từ cây cà phê.

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Các sản phẩm mỹ nghệ đa dạng được chế tác từ cây cà phê
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Các nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật

Đây cũng là dịp để các nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê. Qua đó, Ban Tổ chức phát hiện các nghệ nhân giỏi để có chiến lược phát huy khả năng, tiềm năng của những nghệ nhân chế tác và giới thiệu những sản phẩm mỹ nghệ từ hội thi đến người dân, đồng bào các dân dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng du khách.

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài đục

Với chủ đề “Văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên, con người Tây Nguyên”, các nghệ nhân có thời gian 3 ngày (từ ngày 10 đến ngày 12/3) để chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài, đục, cắt gọt dũa… trên thân gỗ cây cà phê. Sản phẩm hoàn thiện được ghép thân gốc cây cà phê, hoặc có nhiều sản phẩm rời theo chủ đề được chế tác từ 6 thân gốc cây cà phê trở lên. Nội dung sản phẩm thể hiện hình ảnh sinh hoạt, văn hóa tâm linh hoặc về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên. Ban Tổ chức khuyến khích chế tác các sản phẩm có kích thước lớn ghép nhiều cây cà phê hoặc nhiều sản phẩm rời theo ý tưởng của nghệ nhân.

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Sản phẩm hoàn thiện được ghép thân gốc cây cà phê, hoặc nhiều sản phẩm rời theo chủ đề

Chị Hải Anh đến từ Hà Nội rất khâm phục tài nghệ của các nghệ nhân tham gia hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê: Tôi rất bất ngờ trước tài nghệ cũng như trí tượng tượng, sự sáng tạo của các nghệ nhân. Chỉ là những gốc, thân cây cà phê vô tri vô giác, các nghệ nhân bằng đôi bàn tay tài hoa đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mãn nhãn người xem.

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Tác phẩm "Tinh hoa đại ngàn" của nghệ nhân Nguyễn Triệu
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Khát vọng lửa hồng của nghệ nhân Trần Văn Mẫn
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Tác phẩm “Đưa con lên rẫy”
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Nghệ nhân tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo

Rất nhiều tác phẩm từ cây cà phê mang âm hưởng cũng như văn hóa của đồng bào Tây Nguyên như: Tinh hoa đại ngàn của nghệ nhân Nguyễn Triệu đến từ huyện Krông Bông; Khát vọng lửa hồng của nghệ nhân Trần Văn Mẫn; Cà phê Việt vươn xa của nghệ nhân Vũ Văn Diễn đến từ Đắk Nông; Đưa con lễ rẫy; Cà phê chồn…

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
Hội thi tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm

Đây là lần thứ 3 hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Khác với hai lần trước, lần này, cây cà phê được lựa chọn là chất liệu để các nghệ nhân sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Qua đó, Ban Tổ chức hội thi mong muốn sẽ phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi cây cà phê già cỗi, góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.​​​​​​

 

Tác giả: Phạm Tiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan