A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm sáng trong kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế, xã hội

Sau nửa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với phương châm kiểm soát tốt dịch bệnh để phục hồi kinh tế... đến nay, dịch bệnh đã hoàn toàn được kiểm soát, tạo tiền đề quan trọng cho ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

Điểm sáng trong kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế, xã hội

LĐLĐ tỉnh Nghệ An quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người lao động sau đại dịch để ổn định đời sống, phục hồi kinh tế. Ảnh: Thanh Thủy

Việt Nam mạnh mẽ, quyết liệt vượt qua những thời điểm khốc liệt nhất

Trong bối cảnh dịch bệnh, Đại hội XIII xác định nhiệm vụ rất quan trọng là: Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế…

Thực tế, cho đến nay, các mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân... đã được thực hiện.

Đến nay, Việt Nam đã coi COVID-19 là bệnh thông thường. Đầu tháng 6.2023, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho rằng: Trên cơ sở diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh qua các giai đoạn, Việt Nam đã kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: “Ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, áp dụng các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27.3.2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2022 và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc 5K, sau đó chuyển hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thực hiện nguyên tắc 5K + vaccine + thuốc + công nghệ thông tin + ý thức của người dân.

Đồng thời, để phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, thực hiện nghiêm "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiêm vaccine và ý thức người dân.

Cán bộ y tế tham gia chống dịch COVID-19 trong những năm tháng đại dịch hoành hành. Ảnh: Bộ Y tế

Cán bộ y tế tham gia chống dịch COVID-19 trong những năm tháng đại dịch hoành hành. Ảnh: Bộ Y tế

Những quyết sách mau lẹ, dứt khoát, nhanh chóng, kịp thời, chủ động

PGS Trần Đắc Phu cho rằng, các quyết sách được Đảng và Chính phủ đưa ra trong việc phòng chống dịch COVID-19 đã phản ứng mau lẹ, dứt khoát, nhanh chóng, kịp thời, quyết liệt, chủ động mang lại những thành công. Từ đó, các quyết sách trong phòng chống dịch đã giúp các lĩnh vực của đời sống - xã hội - kinh tế ổn định.

Bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc quản lí đại dịch. Ngay từ đầu COVID-19, Việt Nam đã có các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng thực sự mạnh mẽ để ứng phó với COVID-19.

Khi có vaccine, Việt Nam triển khai tiêm vaccine và nhanh chóng đạt được độ bao phủ dân rất cao, trở thành một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Công nhân khám sức khỏe sau đại dịch COVID-19. Ảnh: Hương Giang

Công nhân khám sức khỏe sau đại dịch COVID-19. Ảnh: Hương Giang

"Tôi đặc biệt muốn ghi nhận những nỗ lực và cam kết của các nhân viên y tế. Các nước trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Bài học này cũng cần được phát huy, chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai" - Tiến sĩ Angela Pratt nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, năm qua, vấn đề về xây dựng thể chế, chính sách y tế tiếp tục được hoàn thiện; các biện pháp kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm lưu hành và mới nổi kịp thời chuyển hướng, thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch, đồng thời với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Y tế Việt Nam là một câu chuyện về những tiến bộ đáng kinh ngạc

Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, trong 3 năm qua, qua công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam thể hiện năng lực mạnh mẽ của đất nước trong việc quản lí các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm mới nổi.

"Việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 cực kì ấn tượng của Việt Nam với hỗ trợ bởi nhiều đối tác là một trong những câu chuyện thành công rực rỡ của ứng phó hiệu quả" - bà Angela Pratt nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan