A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chăng dây bảo vệ hiện vật

Hà Nội - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chăng xung quanh hiện vật và tăng cường lực lượng bảo vệ, hướng dẫn tham quan.

Mở cửa ngày 1.11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón tiếp lượng lớn khách tham quan từ khắp nơi đổ về. Bên cạnh những hình ảnh đẹp thể hiện tinh thần yêu mến lịch sử dân tộc, không ít du khách có hành động phản cảm như trèo lên, sờ nắn hiện vật tại bảo tàng.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón tiếp lượng lớn khách tham quan từ những ngày đầu mở cửa. Dịp cuối tuần qua, con số tăng lên kỷ lục hơn 40.000 khách tham quan/ngày. Bên cạnh những hình ảnh đẹp thể hiện tinh thần yêu mến lịch sử dân tộc, không ít du khách gây tranh cãi khi có hành động phản cảm như trèo leo, sờ nắn hiện vật tại bảo tàng.

Sau loạt hình ảnh tiêu cực được đăng tải rầm rộ trên các trang mạng xã hội và nhận về nhiều phản ứng của dư luận, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có những thay đổi để khắc phục tình trạng này.

Sau loạt hình ảnh tiêu cực được đăng tải rầm rộ trên các trang mạng xã hội và nhận về nhiều phản ứng của dư luận, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã lập tức có những thay đổi để khắc phục tình trạng này.

Hiện tại, khu trưng bày trong nhà đã có rào chắn, bảo đảm khoảng cách giữa khách tham quan và hiện vật.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 14.11, lượng khách đổ về bảo tàng vẫn rất đông. Khu trưng bày trong nhà đã có thêm hệ thống dây chăng xung quanh, bảo đảm khoảng cách giữa khách tham quan và hiện vật. Bảo tàng đã bổ sung nhân sự, tăng cường biển hướng dẫn, khuyến nghị và thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng và trang web của bảo tàng để hạn chế tối đa những hành động phản cảm.

Khu vực cầu thang lên tầng 2 đang được hoàn thiện có biển báo “Khu vực đang thi công. Cấm đi lại” để khách tham quan không bị nhầm, lạc đường.

Khu vực cầu thang lên tầng 2 đang được hoàn thiện có biển báo “Khu vực đang thi công. Cấm đi lại” để khách tham quan không bị nhầm, lạc đường.

Bên cạnh đó, khu vực bên ngoài bảo tàng cũng được bố trí bảo vệ để giữ an ninh, trật tự. Ở khu vực bên trong, du khách sẽ được các nhân viên chỉ đường, hướng dẫn tham quan.

Tại khu vực cửa vào bảo tàng được bố trí các bình nước tự phục vụ, đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi, giải khát của khách tham quan.

Tại khu vực cửa vào bảo tàng bố trí các bình nước tự phục vụ, đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi, giải khát của khách tham quan.

Tại khu vực cửa vào bảo tàng được bố trí các bình nước tự phục vụ, đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi, giải khát của khách tham quan.

Phía trong và ngoài cửa bảo tàng đều bố trí lễ tân, nhân viên túc trực để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách tham quan. Bảo tàng có hệ thống âm thanh, video thuyết minh về các câu chuyện, hiện vật trưng bày một cách sống động, chân thực, cung cấp thêm kiến thức lịch sử cho du khách.

Khi đến cũng như ra về, du khách sẽ được các bảo vệ của bảo tàng hướng dẫn lối vào/ra khỏi bãi xe vô cùng nhiệt tình, chu đáo.

Khi đến cũng như ra về, khách tham quan sẽ được lực lượng chức năng của bảo tàng hướng dẫn lối vào/ra khỏi bãi xe nhiệt tình, chu đáo. Phí gửi xe là 3.000 đồng/xe máy.

Mặc dù bảo tàng đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng du khách tác động vào hiện vật cũng như đảm bảo sự đón tiếp chỉn chu nhất, tuy nhiên, vẫn có thể bắt gặp tình trạng khách tham quan cố tình sờ, chạm vào vật trưng bày, bất chấp biển báo “Không tì tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật“.

Lượng khách tham quan ngày trong tuần vẫn đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng quá tải.

Đa phần đây là những trẻ nhỏ hiếu động, được phụ huynh cho trèo lên các hiện vật như xe tăng, ô tô, trống đồng... để chụp ảnh kỷ niệm.

Mặc dù bảo tàng đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng du khách tác động vào hiện vật cũng như đảm bảo sự đón tiếp chỉn chu nhất, vẫn có thể bắt gặp tình trạng khách tham quan cố tình sờ, chạm vào vật trưng bày, bất chấp biển báo “Không tì tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật”. Đa phần đây là trẻ nhỏ hiếu động, được phụ huynh cho chạm vào các hiện vật như xe tăng, ô tô, trống đồng... để chụp ảnh kỷ niệm.

Chị Nguyễn Thị Yến (Hà Nội), khách tham quan tới bảo tàng chia sẻ: “Tôi cảm thấy việc trèo lên hay sờ nắn hiện vật là vô cùng phản cảm. Ngoài ra, vấn đề xả rác ở xung quanh bảo tàng do các xe bán hàng rong cũng nên được quán triệt để đảm bảo cảnh quan chung“.

Chị Nguyễn Thị Yến (Hà Nội), khách tham quan bảo tàng, chia sẻ: “Tôi cảm thấy việc trèo lên hay sờ nắn hiện vật là vô cùng phản cảm. Ngoài ra, vấn đề xả rác ở xung quanh bảo tàng do các xe bán hàng rong cũng nên được quán triệt để đảm bảo cảnh quan chung”.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng nằm ở Đại Lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ năm 2019 với diện tích 386.600m2.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019 với diện tích 386.600m2. Bảo tàng toạ lạc ở Đại Lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Với kiến trúc hiện đại, không gian trưng bày rộng rãi, ứng dụng công nghệ 3D đẹp mắt... bảo tàng nhanh chóng tạo ra làn sóng gây sốt, thu hút hàng nghìn lượt khách đổ về chỉ sau 2 tuần mở cửa.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Với kiến trúc hiện đại, không gian trưng bày rộng rãi, ứng dụng công nghệ 3D đẹp mắt... bảo tàng nhanh chóng tạo ra làn sóng gây sốt, thu hút hàng vạn lượt khách đổ về chỉ sau 2 tuần mở cửa.

Dự kiến trong thời gian tới, lượng khách tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng, đặc biệt đông đúc vào những dịp lễ, cuối tuần.

Dự kiến trong thời gian tới, lượng khách tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng, đặc biệt đông đúc vào những dịp lễ, cuối tuần. Bảo tàng mở cửa tham quan miễn phí đến hết tháng 12.2024.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật